Nội Dung Chính
Dịch Thuật Công Chứng Tư Pháp Là Gì?
Đây là dịch vụ phiên dịch tài liệu, giấy tờ…Sang những ngôn ngữ khác (theo yêu cầu của khách hàng), tài liệu sau khi dịch hoàn tất sẽ được đóng dấu của Sở Tư Pháp, xác nhận nội dung chính xác so với bản gốc.
Trên bản dịch được công chứng tư pháp luôn có:
- Con dấu và chữ ký xác nhận của sở Tư Pháp.
- Cam kết bản dịch chính xác của phiên dịch viên.
- Chữ ký của phiên dịch viên.
Cần phân biệt công chứng tư pháp với chứng thực bản dịch của công ty dịch thuật thông thường. Dịch thuật công chứng tư pháp luôn có giá trị pháp lý cao hơn.
Thông thường, khi cần dịch thuật công chứng Tư Pháp, bạn nên đến thẳng các phòng công chứng thuộc Sở Tư Pháp.
Tại sao phải dịch thuật công chứng?
Một số giao dịch, hồ sơ bắt buộc phải dịch thuật công chứng. Dù không có quy định thì hồ sơ dịch thuật công chứng cũng có độ tin tưởng cao hơn. Bởi lẽ, được quy định và giám sát bởi nhà nước.
Muốn dịch thuật công chứng được, tài liệu phải có chữ ký và con dấu. Trường hợp tài liệu có nhiều trang phải đóng dấu giáp lai. Với tài liệu của các quốc gia không sử dụng con dấu thì chỉ cần chữ ký. Đối với tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao trước khi tiến hành dịch thuật và công chứng tư pháp. Trừ trường hợp văn bản, tài liệu của một số quốc gia được miễn hợp thức hóa theo Hiệp định tương trợ tư pháp và Hiệp định lãnh sự giữa Việt nam và quốc gia đó.
Tự dịch thuật công chứng được không?
– Trường hợp có bằng đại học chuyên ngành ngoại ngữ: được dịch thuật công chứng hồ sơ với mục đích cá nhân. Khi công chứng mang theo tài liệu gốc, bản photo tài liệu gốc, bản dịch, giấy tờ tùy thân, văn bằng chứng chỉ liên quan.
– Tất cả trường hợp khác: chỉ được dịch thuật công chứng khi trở thành công tác viên dịch thuật của phòng tư pháp. Để trở thành cộng tác viên dịch thuật tại phòng tư pháp, ứng viên phải tham gia đăng ký khi phòng tư pháp có nhu cầu tuyển cộng tác viên. Sau khi đăng ký, trải qua kỳ thi sát hạch về trình độ ngoại ngữ, nếu trúng tuyển, ứng viên sẽ được ký hợp đồng cộng tác viên.
Trường Hợp Cần Công Chứng Tư Pháp
- Dịch thuật lý lịch tư pháp.
- Dịch thuật học bạ, văn bằng sang tiếng nước ngoài.
- Các hồ sơ, giấy tờ để du lịch, định cư nước ngoài.
- Các hợp đồng, giao dịch…
Riêng đối với trường hợp công chứng bản sao hộ khẩu, thẻ căn cước, bằng lái xe…Thì bạn chỉ cần con dấu của phòng công chứng quận, huyện là đủ, không cần công chứng tư pháp.
Kết luận
Công chứng bản dịch được thực hiện tại văn phòng công chứng. Ưu điểm của hình thức này là thời gian xử lý nhanh. Nhược điểm là chi phí cao hơn dịch thuật công chứng tư pháp.
Hy vọng những chia sẻ về dịch thuật công chứng sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc của mình.